Bài đăng

[11/11]: Đầu Ra Cho Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi)

Xin chào mọi người, đây là bài cuối cùng trong chuỗi bài viết hướng dẫn về kỹ thuật nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) của mình. Tất cả những gì mình viết ra đều hoàn toàn dựa vào học hỏi và kinh nghiệm của chính mình, do đó có lẽ sẽ khác so với nhiều người. Nếu bạn muốn nuôi ốc nhồi thành công thì nên học hỏi từ nhiều nguồn, đi thực tế nhiều, và tự mình trải nghiệm, tuy sẽ có thất bại ít nhiều nhưng nếu quyết tâm không bỏ cuộc rồi thì cũng sẽ đến một ngày thành công thôi. Sau khi đã nuôi ốc rồi vậy thì đầu ra thì như thế nào, có thể bán ở đâu? 1 . Bán lẻ . Nếu có điều kiện thì bạn nên bán lẻ, vì sẽ được giá hơn khi bán sỉ. Bạn có thể đăng lên những nhóm fb ở địa phương để bán lẻ, có thể ra chợ bán hoặc tìm mối cân sỉ. 2 . Bán cho nhà hàng quán nhậu . Việc này đòi hỏi bạn phải có hàng đủ nhiều và thường xuyên để cung cấp cho nhà hàng quán nhậu ở địa phương. Bạn có thể đi hỏi những quán ốc, nhà hàng để kiếm mối bỏ sỉ. 3 . Đăng bán trên fb . Khác với việc bán lẻ ở địa phương, bạn có thể đăng bài

[10/11]: Kỹ Thuật Nuôi Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi) Sinh Sản

Nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) sinh sản thật ra cũng chẳng có gì khó cả, cái khó nhất là nuôi cho con ốc sống được đến khi sinh sản thôi. Tuy nhiên tuy dễ nhưng vẫn có một số điều cần phải lưu ý khi ốc nuôi ốc sinh sản, và mình sẽ giới thiệu cho các bạn ở bên dưới đây. Nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) sinh sản 1. Ốc nhồi nuôi bao lâu thì đẻ?  Thông thường ốc nhồi sau khi nuôi được khoảng 6 tháng, ốc đã đạt kích cỡ 30 - 40 con/kg là sẽ bắt đầu đẻ. 2. Ốc nhồi đẻ khi nào? Ốc nhồi thường đẻ rộ trong những ngày mùa mưa, nóng ẩm và đẻ thưa dần hoặc không đẻ khi thời tiết khô và lạnh. 3. Làm nơi cho ốc đẻ. Để thuận tiện cho ốc lên đẻ và thu hoạch trứng được dễ dàng hơn thì mọi người nên làm nơi để cho ốc đẻ. Ốc thường kiếm những nơi có bóng mát và gần mặt nước để đẻ, do đó mọi người có thể thả rau dừa, rau trai trên những miếng xốp, thả nổi trên mặt nước để cho ốc leo lên đẻ. Hoặc đơn giản hơn hết là mọi người chỉ cần thả bèo lục bình (bèo tây) vào, chia ra từng khóm nhỏ để làm nơi cho ốc đẻ. 4. Thu ho

[9/11]: Phòng Và Trị Bệnh Cho Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi)

Ở bài trước mình đã giới thiệu cho các bạn về việc vệ sinh và thay nước định kỳ cho ao nuôi ốc nhồi. Bài này mình sẽ giới thiệu về một số bệnh phổ biến ở ốc bươu đen (ốc nhồi) và cách phòng, trị bệnh. Một số bệnh phổ biến thường gặp ở ốc bươu đen (ốc nhồi) 1. Bệnh sốc nước. Đây là bệnh khi mọi người thay đổi môi trường sống của ốc đột ngột, cụ thể là khi thay nước quá nhiều trong một lần trong thời gian ngắn. Bệnh này cũng phát sinh khi mọi người mua ốc thịt bên ngoài đem về thả vào ao nuôi. Nhiều người bảo sau khi mưa lớn ốc cũng bị sốc nước và chết, tuy nhiên thì mình không cho là vậy, có lẽ là do một vài nguyên nhân khác mà họ không để ý tới mà thôi. Cách khắc phục vấn đề ốc bị sốc nước khi thay nước: - Trộn Vitamin C cho ốc ăn trước khi thay nước. Kết hợp với tạt C vào ao luôn. - Nên thay từ từ, mỗi lần nên thay 1/3 - 1/2 lượng nước trong bể mà thôi. Nếu có điều kiện thì nên cho nước chảy vào càng chậm càng tốt để tránh cho ốc bị sốc. - Nên bón vôi sau khi thay nước để ổn định độ P

[8/11]: Vệ Sinh Ao Và Thay Nước Khi Nuôi Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi)

Sau khi đã tìm hiểu xong về việc sử dụng vi sinh cho ốc ở bài trước, ở bài này mình sẽ nói về vấn đề vệ sinh ao và thay nước định kỳ khi nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi). Tại sao phải vệ sinh ao và thay nước định kỳ khi nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi)? - Ao sau một thời gian nuôi ốc sẽ bị ô nhiễm do phân ốc và các thức ăn thừa phân hủy, rất dễ dẫn đến gây bệnh cho ốc. Vì vậy việc vệ sinh ao hay thay nước định kỳ là rất cần thiết. - Nước nuôi lâu ngày sẽ bị trơ, hết các chất khoáng hòa tan do đã bị ốc hấp thu hết. Do đó thay nước mới cũng là 1 cách để bổ sung thêm khoáng cho ao ốc. - Ao nước tù lâu ngày sẽ sinh ra nhiều mầm bệnh cho ốc, như rong rêu tảo độc phát sinh từ phân ốc, trứng giun, các loại ốc ký sinh ăn vỏ ốc.. Do đó vệ sinh và thay nước sẽ loại bỏ bớt đi những thứ đó. - Phân ốc trong ao lâu ngày sẽ sinh ra khí độc, đó là các loại NH3, H2S.. Gây hại cho ốc, chúng có thể tan trong nước khiến cho nước ô nhiễm, làm ốc bị chậm phát triển, bỏ ăn và không lớn được. Do vậy, việc vệ sinh ao và t

[7/11]: Sử Dụng Vi Sinh Trong Nuôi Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi)

Xin chào các bạn, ở bài trước mình đã giới thiệu xong cho các bạn về việc bổ sung khoáng cho ốc bươu đen (ốc nhồi) rồi, tiếp theo đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn về vi sinh và cách sử dụng vi sinh trong nuôi ốc là như thế nào nhé. Vi sinh là gì? Vi sinh là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Trong xử lý các vấn đề về môi trường, vi sinh đóng góp nhiều mặt rất tích cực. Do đó, vi sinh được ứng dụng rộng rãi trong: xử lý nước thải, xử lý mùi hôi, xử lý dầu mỡ và chất hữu cơ,... Và những sản phẩm đó còn gọi là chế phẩm vi sinh. Các chế phẩm vi sinh đang được bán trên thị trường thường ở dạng bột (chế phẩm EM), là hỗn hợp các vi sinh vật thuộc các chi: Bacillus sp., Saccharomyces sp. (nấm men), Lactobacillus sp., Actinomyces ... có khả năng phân giải mạnh cellulose, tinh bột, kitin, protein, lipid... khử mùi hôi thối, đồng thời sinh ra các hoạt chất có lợi cho môi trường. Có khả năng sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật,

[6/11]: Bổ Sung Khoáng Cho Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi)

Chào mọi người, ở bài trước mình đã giới thiệu cho các bạn về các loại thức ăn phổ biến để nuôi ốc nhồi rồi, bài hôm nay mình sẽ tiếp tục giới thiệu về việc bổ sung khoáng cho ốc bươu đen (ốc nhồi). Tại sao cần phải bổ sung khoáng cho ốc bươu đen (ốc nhồi)? Khoáng là gì? Đó là các chất vô cơ đa vi lượng, cụ thể những loại khoáng cần thiết cho ốc đó là: Kali, Canxi, Magie, P, Fe, Al.. Ốc bươu đen cần khoáng để làm gì? Đó là để tạo vỏ, hay còn gọi là đẩy vỏ. Ốc đẩy vỏ thì mới có thể lớn thêm được, trường hợp ốc không đẩy vỏ được thì ốc sẽ bị chai và không thể lớn dù cho kích thước vẫn còn rất nhỏ. Khi ốc bị thiếu khoáng sẽ có dấu hiệu như sau: ốc chậm lớn, chai vỏ, mòn vỏ, mòn đít, đóng rong.. Vậy nên bổ sung khoáng là việc hoàn toàn không thể thiếu trong khi nuôi ốc. Cách bổ sung khoáng cho ốc bươu đen (ốc nhồi) Thông thường sẽ có 2 cách để bổ sung khoáng cho ốc, đó là tạt khoáng xuống ao và trộn vào thức ăn để cho ốc ăn. Khoáng này mọi người có thể tìm mua ở trên thị trường nhé, mọi ng

[5/11]: Các Loại Thức Ăn Nuôi Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi)

Ở bài trước mình đã giới thiệu với các bạn về cách ương trứng ốc nhồi và dưỡng ốc con trước khi thả ra ao, bể bạt để nuôi thương phẩm. Ở bài này mình sẽ giới thiệu với các bạn về các loại thức ăn phổ biến để nuôi ốc nhồi. Nuôi ốc nhồi (ốc bươu đen) có cái khó thứ nhất là kỹ thuật nuôi, cái khó thứ 2 chính là nguồn thức ăn cho ốc. Ở mỗi giai đoạn khác nhau cần cho ốc ăn mỗi loại thức ăn khác nhau. Ở giai đoạn ốc giống thì ốc còn yếu, chỉ ăn được các loại thức ăn mềm nhưng giàu chất dinh dưỡng, phổ biến nhất là bèo tấm, bèo cám, bèo tấm tía.. Ốc con cũng có thể ăn được bầu, mướp, nhưng chỉ như thế sẽ không đủ dinh dưỡng để cho ốc phát triển tốt nhất. Vậy nên để ốc con được khỏe mạnh lớn nhanh thì nhất định phải có bèo tấm. Sau đó, sau khi ốc lớn thì sao? Ốc lớn sẽ đòi hỏi lượng thức ăn mỗi này là rất nhiều, vì thế sẽ không đủ bèo tấm cho ốc ăn được mà cần phải bổ sung thêm các nguồn thức ăn khác, cụ thể mình sẽ giới thiệu bên dưới đây. 1. Bèo tấm, bèo cám. "Bèo tấm chứa 20 đến 35% p