[10/11]: Kỹ Thuật Nuôi Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi) Sinh Sản

Nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) sinh sản thật ra cũng chẳng có gì khó cả, cái khó nhất là nuôi cho con ốc sống được đến khi sinh sản thôi. Tuy nhiên tuy dễ nhưng vẫn có một số điều cần phải lưu ý khi ốc nuôi ốc sinh sản, và mình sẽ giới thiệu cho các bạn ở bên dưới đây.

Nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) sinh sản

1. Ốc nhồi nuôi bao lâu thì đẻ? 

Thông thường ốc nhồi sau khi nuôi được khoảng 6 tháng, ốc đã đạt kích cỡ 30 - 40 con/kg là sẽ bắt đầu đẻ.

2. Ốc nhồi đẻ khi nào?

Ốc nhồi thường đẻ rộ trong những ngày mùa mưa, nóng ẩm và đẻ thưa dần hoặc không đẻ khi thời tiết khô và lạnh.

3. Làm nơi cho ốc đẻ.

Để thuận tiện cho ốc lên đẻ và thu hoạch trứng được dễ dàng hơn thì mọi người nên làm nơi để cho ốc đẻ. Ốc thường kiếm những nơi có bóng mát và gần mặt nước để đẻ, do đó mọi người có thể thả rau dừa, rau trai trên những miếng xốp, thả nổi trên mặt nước để cho ốc leo lên đẻ.

Hoặc đơn giản hơn hết là mọi người chỉ cần thả bèo lục bình (bèo tây) vào, chia ra từng khóm nhỏ để làm nơi cho ốc đẻ.

4. Thu hoạch trứng.

Ốc thường đẻ vào bao đên, buổi sáng, nếu nơi có nhiều bóng râm ốc sẽ đẻ cả ngày.

Mọi người nên kiểm tra ao và thu trứng mỗi ngày, vì nếu không thu, trứng qua 1 ngày sẽ bị khô và hư không nở được.

5. Phương pháp kích thích cho ốc đẻ.

- Cho ốc ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, khoáng như bèo tấm, cám viên.

- Tạo chỗ đẻ thích hợp cho ốc.

- Lắp đặt hệ thống phun sương giữ ẩm mỗi ngày, tạo môi trường ẩm ướt kích thích cho ốc đẻ.

6. Bảo quản trứng sau khi thu hoạch.

Trứng ốc rất dễ bị những loại côn trùng nhỏ đốt chích gây hư trứng, do đó sau khi thu hoạch mọi người nên đặt trứng trong khi nhựa rồi bỏ vào thùng xốp, đập nắp lại, có thể bỏ một số thứ có khả năng xua đuổi côn trùng như long não, tiêu, hành, tỏi, ớt..

Để tránh trứng bị khô mọi người nên xịt nước làm ướt trứng 1 - 2 lần mỗi ngày. Nếu thời tiết khô, lạnh thì nên xịt 2 lần mỗi ngày vào lúc sáng và chiều tối.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen sinh sản của mình. Bởi vì là kinh nghiệm cá nhân nên nó sẽ không được đầy đủ và tối ưu cho lắm, do đó nếu muốn nuôi ốc sinh sản thành công bạn cần phải đọc nhiều, xem nhiều, học hỏi ở nhiều trại, nhiều nơi, và tự mình thử nghiệm để tự rút ra được phương pháp tối ưu cho bản thân mình nhé.

Đây cũng có thể là bài kết thúc cho chuỗi bài viết về kỹ thuật nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) của mình rồi, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình nuôi ốc của mình.

Mình có bán trứng ốc nhồi (ốc bươu đen) nhé, nếu bạn có nhu cầu thì vui lòng liên hệ qua sđt: 0367971656 (zalo). Mình ở Đắk Lắk, và có gửi hàng đi khắp các tỉnh thành trên cả nước qua đường bươu điện nhé.

Ở bài tiếp theo mình sẽ nói sơ qua về vấn đề đầu ra cho ốc nhồi. Hẹn gặp lại các bạn.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bán trứng ốc nhồi, ốc nhồi giống (ốc bươu đen) Đắk Lắk

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Nhồi [1/11]: Nên Chọn Bể Bạt Hay Ao Đất?

[11/11]: Đầu Ra Cho Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi)