[8/11]: Vệ Sinh Ao Và Thay Nước Khi Nuôi Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi)

Sau khi đã tìm hiểu xong về việc sử dụng vi sinh cho ốc ở bài trước, ở bài này mình sẽ nói về vấn đề vệ sinh ao và thay nước định kỳ khi nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi).

Tại sao phải vệ sinh ao và thay nước định kỳ khi nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi)?

- Ao sau một thời gian nuôi ốc sẽ bị ô nhiễm do phân ốc và các thức ăn thừa phân hủy, rất dễ dẫn đến gây bệnh cho ốc. Vì vậy việc vệ sinh ao hay thay nước định kỳ là rất cần thiết.

- Nước nuôi lâu ngày sẽ bị trơ, hết các chất khoáng hòa tan do đã bị ốc hấp thu hết. Do đó thay nước mới cũng là 1 cách để bổ sung thêm khoáng cho ao ốc.

- Ao nước tù lâu ngày sẽ sinh ra nhiều mầm bệnh cho ốc, như rong rêu tảo độc phát sinh từ phân ốc, trứng giun, các loại ốc ký sinh ăn vỏ ốc.. Do đó vệ sinh và thay nước sẽ loại bỏ bớt đi những thứ đó.

- Phân ốc trong ao lâu ngày sẽ sinh ra khí độc, đó là các loại NH3, H2S.. Gây hại cho ốc, chúng có thể tan trong nước khiến cho nước ô nhiễm, làm ốc bị chậm phát triển, bỏ ăn và không lớn được. Do vậy, việc vệ sinh ao và thay nước định kỳ là vô cùng cần thiết khi nuôi ốc.

Cách vệ sinh ao và thay nước khi nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi)

- Dùng máy để xi phông đáy. Nếu bạn đang nuôi ốc bể bạt và không có đất, bạn có thể dùng máy hút bùn để xi phông đáy định kỳ, hút và loại bỏ đi phân ốc dưới đáy giúp cho đáy ao sạch hơn. Nếu bạn nuôi ao đất thì có thể không cần thiết phải xi phông định kỳ mà chỉ cần cải tạo ao ở đầu mỗi vụ nuôi là được.

- Thay ao, bể bạt. Nếu bạn nuôi bể bạt và chia làm nhiều bể thì có thể áp dụng phương pháp này. Bạn chỉ việc bắt ốc bỏ sang bể khác, sau đó lại vệ sinh bể cũ và tiếp tục bắt ốc bể khác bỏ sang. Việc này sẽ có thể làm ốc bị sốc nước nếu bạn không cẩn thận. Để tránh làm ốc bị sốc trước khi chuyển ao bạn cần trộn vitamin C cho ốc ăn trước để tăng sức đề kháng, sau đó thay 1/2 bể nước hiện tại sang nước mới cho ốc thích nghi dần, và cuối cùng là bắt ốc bỏ sang ao mới là xong.

- Thay nước định kỳ 1/2 bể. Bạn cần xả bớt 1/2 lượng nước trong ao, bể bạt, sau đó bơm thêm nước mới vào từ từ trong vài ngày cho ốc thích nghi dần. Bạn cũng có thể cho ốc ăn Vitamin C để giảm sốc trước khi thay nước cho an toàn.

- Bơm xả tràn. Phương pháp này tuy không hiệu quả bằng các phương pháp trên nhưng được cái dễ làm và nhẹ công hơn. Bạn chỉ cần đặt ống xả để cố định mực nước ao nuôi, sau đó cứ định kỳ vài ngày lại bơm thêm nước vào ao, số nước cũ sẽ bị tràn ra ống xả 1 phần tùy thuộc vào số lượng nước bạn bơm vào là bao nhiêu. Như vậy cứ đến giờ bạn chỉ cần bật bơm và hẹn giờ, sau khoảng một thời gian thì bơm tự động tắt, vậy là xong.

Kết luận

Trên đây mình đã giới thiệu cho các bạn về việc vệ sinh ao và thay nước định kỳ cho ao ốc bươu đen (ốc nhồi) rồi. Đây là một việc không thể thiếu được khi nuôi ốc nhồi, đặc biệt là nuôi ốc bể bạt với hàm lượng khoáng trong nước nghèo nàn. Điều cần chú ý là nguồn nước bơm vào phải sạch, và cần chống sốc cho ốc bằng Vitamin C trước khi thay nước nhé.

Mình có bán trứng ốc nhồi (ốc bươu đen) nhé, nếu bạn có nhu cầu thì vui lòng liên hệ qua sđt: 0367971656 (zalo). Mình ở Đắk Lắk, và có gửi hàng đi khắp các tỉnh thành trên cả nước qua đường bươu điện nhé.

Ở bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu về việc phòng và trị bệnh cho ốc bươu đen (ốc nhồi). Hẹn gặp lại các bạn.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bán trứng ốc nhồi, ốc nhồi giống (ốc bươu đen) Đắk Lắk

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Nhồi [1/11]: Nên Chọn Bể Bạt Hay Ao Đất?

[11/11]: Đầu Ra Cho Ốc Bươu Đen (Ốc Nhồi)